Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
- Hotline tại Hà Nội
093.4619.456
- Hotline tại TP.HCM
090.188.4848
- Hotline tại Quảng Ninh
0988980308
BÀI KIỂM TRA VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
BÀI KIỂM TRA
Bài kiểm tra số 1
Câu 1 (2 điểm): Em hãy gọi tên, chú thích đầy đủ hình thái, cấu tạo của vi khuẩn lactic.
Câu 2 (6 điểm): Làm sữa chua có phải là quá trình nuôi cấy VSV (Vi khuẩn lactic) không liên tục không ? Vì sao?. Hãy vẽ đường cong sinh trưởng của hình thức nuôi cấy này?. Em hãy dự đoán nếu bổ sung thêm sữa vào thời điểm cuối pha cân bằng thì pha này có thể chuyển thành pha lũy thừa không ? Vì sao ?
Câu 3 (2 điểm): Em hãy liệt kê, phân tích những điều kiện thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm lên men của vi khuẩn lactic. Để cho sản phẩm có màu, thêm mùi thơm em có thể bổ sung thêm chất gì ? Nêu ví dụ ?
Đáp án
Câu 1:
Vẽ và chú thích đúng cấu trúc cơ bản của tế bào vi khuẩn lactic (2 điểm)
Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, nhân, ribosom , roi, lông, chất nhầy.
Câu 2:
- Làm sữa chua là quá trình nuôi cấy VSV không liên tục (1 điểm)
- Vì trong hình thức nuôi cấy này chất dinh dưỡng (nguồn cacbon) là sữa không được bổ sung và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa (là sữa đã len men chua) một cách liên tục. (1 điểm)
- Vẽ hình mô tả được 4 pha của quá trình nuôi cấy không liên tục : Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.(1 điểm)
- Nêu được đặc điểm của pha cân bằng, pha lũy thừa (1 điểm)
- Nếu bổ sung thêm sữa vào cuối pha cân bằng thì vi khuẩn cần một khoảng thời gian thích nghi sau đó có thể tăng trưởng để chuyển sang pha lũy thừa vì được bổ sung thêm chất dinh dưỡng hoặc vẫn chuyển sang pha suy vong vì quần thể VSV đã suy giảm về số lượng và sức sống, chất cặn bạ có nhiều (2 điểm)
Câu 3:
-HS liệt kê và phân tích được của các yếu tố như: (1 điểm)
Nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ pH, cơ chất chất lượng sữa) , vệ sinh thực phẩm.
-HS nêu được nguyên liệu bổ sung thêm có thể là (1 điểm)
Dịch ép hoa, quả, lá tạo màu và hương thơm tự nhiên như ; dâu, dứa, cam, nha đam….một số nguyên liệu sẵn có ; cà phê, socola, thạch……
Bài kiểm tra số 2
Câu 1 (2 điểm) : Em hãy gọi tên, chú thích đầy đủ cấu tạo hình thái của một loài virut gây bệnh truyền nhiễm ở địa phương em
Câu 2 (8 điểm) : Em hãy dự đoán nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm do Virut (Sởi hoặc HIV hoặc Cúm hoặc Đậu mùa hoặc…) gây ra và xác định cơ chế miễn dịch của con người đối với bệnh này. Sau đó đưa ra cách phòng chống bệnh này cho bản thân và cho địa phương em.
Đáp án
Câu 1:
-Nếu HS chỉ vẽ và chú thích đúng cấu trúc cơ bản của virút: Có nhân là Axit nucleic (ADN hoặc ARN) và vỏ (1 điểm)
-Khi HS gọi tên và mô tả được cấu trúc cơ bản của một dạng virut cụ thể (2 điểm)
Câu 2:
-HS xác định đúng tên Virut và tên bệnh tương ứng. (1 điểm)
-Xác định đúng nguyên nhân và đưa ra cách phòng bệnh hợp lí
Ví dụ:
Bệnh sởi
-Nguyên nhân (2 điểm)
+ Do virus sởi có nhân là ARN thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae. Virut sởi có thể được tìm thấy trong dịch tiết mũi hầu, máu và nước tiểu của người mắc bệnh.
+ Virut này có thể xâm nhập vào con người thông qua: đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện.
-Cơ chế miễn dịch (2 điểm)
+ Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, virus xâm nhập vào máu rồi đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và biểu hiện rõ rệt các triệu trứng ra ngoài. Ban ở da và niêm mạc. Từ khoảng ngày thứ hai – ba từ khi mọc ban, cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì virus bị loại khỏi máu. Virut bị khống chế và mất dần. Phát ban chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.
(Đối với người được chăm sóc chu đáo, nếu không được chăm sóc chu đáo thì virut sẽ tồn tại trong cơ thể lâu hơn và gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể)
+ Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là bền vững vì vậy rất hiếm khi mắc lại lần thức hai.
- Cách phòng (2 điểm)
+ Tiêm Vacxin phòng sởi
+ Tránh xa khỏi mầm bệnh
+ Vệ sinh cơ thể, đường hô hấp sạch sẽ, cơ thể khỏe mạnh.
+ Kiểm dịch thường xuyên tại các khu dân cư để đưa ra cách phòng hợp lí.
- Điều trị khi mắc (2 điểm)
+ Không có kháng sinh nào chữa được bệnh do vi rut gây ra
+ Điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn.
+ Điều trị hỗ trợ gồm hạ sốt bằng Paracetamol, Ibuprofen; nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước-điện giải, phát hiện biến chứng kịp thời.
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sát trùng đường hô hấp.
+ Khử trùng những nơi có bệnh
Bài kiểm tra số 3
Câu 1(2 điểm) : Em hãy mô tả hình thái tế bào vi khuẩn trong khoang miệng? (Chú thích, ghi tên)
Câu 2 (5 điểm) : Xác định kiểu dinh dưỡng chủ yếu của hệ VSV trong khoang miệng. Giải thích nguyên nhân sâu răng. Em hãy nêu điều kiện để khống chế nhóm VSV có hại sinh trưởng và phát triển trong khoang miệng.
Câu 3 (3 điểm) : Kẹp răng (niềng răng) thẩm mỹ có thể dẫn đến sâu răng không? Vì sao
Đáp án
Câu 1
Vẽ và chú thích đúng cấu trúc cơ bản của tế bào vi khuẩn (2 điểm)
Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, nhân, ribosom, có thể liệt kê thêm vị trí của roi, lông, chất nhầy.
Câu 2
Nêu được những nội dung sau:
-Khẳng định hệ VSV trong khoang miệng là rất đa dạng rất nhiều loài có cả VSV có lợi, VSV có hại (1 điểm)
- Kiểu dinh dưỡng chủ yếu là hóa dị dưỡng (1 điểm)
- Các loài vi khuẩn tạo Axit có hại (Lactobacillus, Streptococus mutan, Actinomyces…) là thủ phạm cho sự hình thành các mảng bám răng và ăn mòn của răng. Những vi khuẩn này chuyển hóa đường (từ thức ăn) và sản xuất ra axit. Các axit ăn mòn men qua một loạt các phản ứng hóa học dẫn đến sâu răng (1 điểm)
- Điều kiện để khống chế VSV có hại (2 điểm)
+Giữ gìn vệ sinh răng miệng (đánh răng, súc miệng)
+Khám nha khoa thường xuyên
+ Không ăn đồ ngọt vào buổi tối
+ Không nên cắn hoặc nhai đồ ăn cứng và quá dai.
Câu 3
- Niềng răng là cách để tạo ra hàm răng đẹp bằng các cố định răng đã mọc theo một khung có sẵn. Khung này sẽ tạo ra lực kéo cho răng di chuyển từ từ vào vị trí đã tính toán có mức thẩm mỹ cao và định hình răng (1 điểm)
- Thủ thuật trên nếu gây tổn thương đến men răng thì nguy cơ sâu răng là cao (1 điểm)
- Sau khi niềng răng nếu để thức ăn còn dắt lại trên khung niềng thì cũng có khả năng gây ra hôi miệng và sâu răng (1điểm)
Bài viết liên quan
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG HỌC TẬP ( nghề cốm tại làng Vòng) - (03/10/2017)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN (BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG) - (03/10/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN ( phần 2) - (28/09/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ POSTER - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG DỰ ÁN HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT - (27/09/2017)
- HỢP ĐỒNG HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM - (27/09/2017)