Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
- Hotline tại Hà Nội
093.4619.456
- Hotline tại TP.HCM
090.188.4848
- Hotline tại Quảng Ninh
0988980308
Hồ sơ học tập trong nghiên cứu
Hồ sơ học tập trong nghiên cứu này là tập hợp các bảng, biểu, phiếu đánh giá ghi chép của GV và HS được thực hiện trong suốt tiến trình học tập của HS với mục đích làm minh chứng để đánh giá toàn bộ quá trình học tập, sự tiến bộ bằng những hoạt động đã làm và những sản phẩm cụ thể. Hồ sơ học tập bổ sung cho sự đánh giá những thuộc tính khó như khả năng sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp hay kĩ năng tự điều chỉnh trong học tập.
Để thuận tiện cho quá trình phiên giải định tính trong bảng hỏi khi đánh giá về NLTH của HS sau một quá trình học. Chúng tôi xây dựng các nội dung trong hồ sơ học tập dành cho HS, GV với nội dung cụ thể như sau:
v Dành cho HS (phụ lục 4)
v Dành cho GV
- Phiếu quan sát hoạt động học tập của HS
Phiếu này được xây dựng để xác nhận sự biểu hiện hành vi, thái độ của HS trong quá trình học.
Nội dung |
Hành vi mà học sinh thể hiện |
Lớp TN |
Lớp ĐC |
Lập kế hoạch |
Lập thời gian biểu chi tiết |
|
|
Phân chia công việc trong nhóm |
|
|
|
Ấn định nội dung học tập cần đạt |
|
|
|
Sáng tạo |
Đặt câu hỏi để tìm hiểu cặn kẽ nội dung, nguồn gốc của tri thức |
|
|
Đưa ra ý tưởng mới trong quá trình học |
|
|
|
Tạo ra sản phẩm độc đáo |
|
|
|
Tự điều chỉnh |
Quan sát hoạt động học từ người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân |
|
|
Tự kiểm tra để xác định mức độ ghi nhớ của bản thân |
|
|
|
Chủ động giới thiệu sản phẩm học tập của mình với người khác |
|
|
|
Kĩ năng giao tiếp xã hội |
Biết ứng xử tích cực với mọi người xung quanh để thuận lợi cho quá trình học tập |
|
|
Giải quyết vấn đề |
Đối chiếu các nguồn thông tin để suy đoán, kết luận vấn đề |
|
|
Vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết vấn đề có thực trong cuộc sống |
|
|
|
Kĩ năng thực hành |
Sử dụng thành thạo công cụ ICT (máy tính, một số phần mềm) |
|
|
Thực nghiệm thí nghiệm chính xác, chủ động |
|
|
|
Thiết lập bảng biểu, sơ đồ………….để làm sáng tỏ vấn đề |
|
|
|
Đánh giá |
Xác định được mục tiêu học tập |
|
|
Đặt câu hỏi phản biện để làm sáng tỏ kiến thức của bản thân |
|
|
|
Chấm điểm bài làm, sản phẩm học tập của bạn căn cứ vào đáp án cho trước một cách công bằng. |
|
|
- Sổ ghi chép
Quan sát, ghi chép, đánh giá của GV về kĩ năng, hành vi, thái độ học tập của HS được thực hiện trong suốt quá trình học tập. Ghi chép chủ yếu là ghi lại trung thực những biểu hiện của HS mà GV quan sát được hoặc qua phản ánh của HS khác, GV khác, thậm chí là cả những phản ánh của phụ huynh. Tư liệu này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về HS để thuận lợi trong quá trình phân tích định tính kết quả nghiên cứu.
Ví dụ:
Ghi chép được thực hiện bởi GV Nguyễn Thị Xoa tại lớp 10A4 trường THPT Ngô Quyền ngày 19/3/2014. Trong tiết báo cáo của HS. |
2.4.3. Phiếu hỏi
Phiếu hỏi là tập hợp nhiều câu hỏi (bộ câu hỏi) được xây dựng dựa trên sự phân tích mối tương quan giữa hoạt động học tập trong dự án và biểu hiện năng lực tự học mục 1.2.1; mục 1.5.2; Bảng 1.1; Bảng 2.2. Kết hợp với các bộ câu hỏi đã được xây dựng trước đây của Guglielmino [70]
Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi để HS tự đánh giá sự thay đổi của một số biểu hiện NLTH sau một quá trình học.
v Qui trình xây dựng bộ câu hỏi
+ Lựa chọn khái niệm cần được đánh giá để phân tích
+ Xây dựng tiêu chí cho khái niệm cần đánh giá có nghĩa là làm nổi bật các thành phần của khái niệm, mỗi tiêu chí được minh họa bằng một tập hợp các nội dung, lĩnh vực mà ta cần đánh giá và được gọi là minh chứng
+ Căn cứ vào tiêu chí đánh giá để thiết lập biến số gọi là biến số hay biến ẩn là điều mà ta chưa biết
+ Căn cứ vào biến số để thiết lập bộ câu hỏi ban đầu đây là bước làm tường minh biến số (mỗi một biến số có 1 câu hỏi tương ứng) và thuận lợi cho quá trình thu thập và xử lí số liệu.
+ Bộ câu hỏi ban đầu được hình thành cần được chỉnh sửa, thử nghiệm để từng câu hỏi trong bộ câu hỏi có nghĩa rõ ràng với đối tượng nghiên cứu tránh sơ suất trong khâu biên soạn như sai lỗi chính tả, hiểu nhầm, khó hiểu, thậm chí không hiểu ý tác giả để tạo ra 1 bộ câu hỏi chính thức tham gia vào nghiên cứu và khảo sát đối tượng.
Sơ đồ các bước xây dựng bộ câu hỏi
v Xây dựng bộ câu hỏi.
Khái niệm cần được đo lường là 7 tương ứng với 7 đặc điểm của năng lực tự học (khái niệm) . Các nội dung cần đo lường 7 đặc điểm trên được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Mô tả đặc điểm của NLTH
Biểu hiện NLTH |
Nội dung |
Lập kế hoạch |
- Dự kiến được thời gian hoàn thành một hoạt động - Biết lập thời gian biểu chi tiết. - Biết phân chia công việc trong nhóm. - Đưa ra dự kiến địa điểm thực hiện khả thi, - Ấn định nội dung học tập cần đạt. |
Sáng tạo |
- Biết đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề - Sử dụng trí tưởng tượng. - Đưa ra các ý tưởng mới trong quá trình học - Có sản phẩm sáng tạo |
Tự điều chỉnh |
- Liên hệ nội dung học với kiến thức đã biết - Xác định xem mình cần học gì - Tự kiểm tra xem mình ghi nhớ được kiến thức học trên lớp chưa - Trả lời được thắc mắc của bản thân - Thông qua đánh giá, quan sát rút kinh nghiệm cho bản thân |
Kỹ năng giao tiếp xã hội |
- Thái độ phản ứng bằng ngôn ngữ nói từ sự động viên, khuyến khích, chê bai của giáo viên , bạn bè, người khác - Khả năng hợp tác trong quá trình làm việc nhóm - Giới thiệu sản phẩm học tập trong lớp, trường, cộng đồng một cách chủ động. - Thể hiện sở thích của mình với người xung quanh, nhận ra điểm tích cực của người đối diện trong quá trình giao tiếp |
Kĩ năng giải quyết vấn đề. |
- Ghi nhớ kiến thức đã học - Hoạt động tổng hợp thông tin (Chứng minh, áp dụng, biến đổi, so sánh..) thành nội dung hoàn chỉnh theo kế hoạch. - Đối chiếu các nguồn thông tin, suy đoán vấn đề để phân tích định tính sự vật hiện tượng - Giải quyết vấn đề có thực trong cuộc sống bằng kiến thức sinh học |
Kĩ năng thực hành |
- Biết sử dụng thành thạo công cụ ICT để tìm kiếm thông tin, sử dụng phần mềm tiện ích để thực hiện một số thao tác nào đó như vẽ, tô màu, đo lường định tính, định lượng ...) - Thực hiện các hoạt động thí nghiệm một cách hứng thú và chính xác - Thiết lập bảng, biểu, sơ đồ, sản phẩm học tập, viết báo cáo để làm sáng tỏ vấn đề |
Đánh giá |
- Xác định tính giá trị (đúng, sai, cần thiết hay không cần thiết) của thông tin đối với chủ đề học tập cụ thể. - Xác định được những nội dung còn chưa hiểu - Xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân thông qua việc xác định được lợi ích của hoạt động học tập và khả năng thực hiện của mình. - Đề ra nhiệm vụ cụ thể để giải quyết lần lượt vấn đề. - Biết kết nối các bên có liên quan để cùng thực hiện một nhiệm vụ. - Các bước thực hiện khi nêu ra phải căn cứ vào vấn đề có thực và sự triển khai đạt kết quả là khả thi. |
Căn cứ vào bảng 2.3, mục 2.4.3. Chúng tôi xây dựng 1 phiếu hỏi với 30 câu hỏi. Phiếu này dùng để khảo sát biểu hiện NLTH của HS ở 2 giai đoạn: Trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Phần A
Xin vui lòng tích dấu (x) vào chữ số tương ứng với ý kiến của em về việc áp dụng, thực hiện các hoạt động/biện pháp dưới đây trong học tập theo các mức độ sau:
1. Không bao giờ 2. Có nghĩ đến nhưng chưa làm
3. Rất ít khi 4. Thỉnh thoảng 5. Thường xuyên
STT |
Nội dung |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Khi học môn Sinh, em có cơ hội tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi tò mò của bản thân |
|
|
|
|
|
2 |
Khi học môn Sinh, em thích đọc các tài liệu khác nhau để trả lời các câu hỏi của thầy cô và bạn bè |
|
|
|
|
|
3 |
Khi học môn Sinh, em thích đặt câu hỏi để tìm hiểu tri thức liên quan nảy sinh trong khi học. |
|
|
|
|
|
4 |
Khi học bài mới, em thường kết nối kiến thức mới với kiến thức đã học trước đó. |
|
|
|
|
|
5 |
Em thường nghĩ ra những cách sáng tạo để học bài như lập bản đồ tư duy, thiết kế mô hình, đánh dấu những khái niệm quan trọng… |
|
|
|
|
|
6 |
Em thường tự kiểm tra xem mình ghi nhớ được kiến thức học trên lớp chưa và xác định xem mình cần học gì. |
|
|
|
|
|
7 |
Khi ôn bài, em thường xác định được những nội dung còn chưa hiểu và tìm cách để giải đáp thắc mắc này |
|
|
|
|
|
8 |
Khi quĩ thời gian dành cho học tập bị thay đổi em đã cố gắng học bù để kịp mốc giới hạn thời gian mà bản thân hoặc thầy/ cô đã ấn định |
|
|
|
|
|
9 |
Trong khi học nhóm và có ý kiến trái chiều giữa các bạn, em thường bảo vệ đến cùng ý kiến của mình |
|
|
|
|
|
10 |
Em rất tự tin khi trình bày suy nghĩ của mình hoặc giới thiệu một sản phẩm với người khác |
|
|
|
|
|
11 |
Em thường có phản ứng tiêu cực với những lời chê bai từ thầy/cô, bạn bè. |
|
|
|
|
|
12 |
Em thường nhận ra và muốn học tập những đặc điểm tích cực khi em giao tiếp với mọi người xung quanh em |
|
|
|
|
|
13 |
Khi bị điểm thấp, em thường cố gắng học để lần sau đạt điểm cao hơn |
|
|
|
|
|
14 |
Em thường quan sát cách học của các bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân |
|
|
|
|
|
15 |
Khi học nhóm, em thường tham gia đóng góp ý kiến, xử lý số liệu và viết báo cáo vì đây là giai đoạn quan trọng nhất |
|
|
|
|
|
16 |
Khi em không hiểu một nội dung học tập, em thường đối chiếu các nguồn thông tin, so sánh những dấu hiệu đặc biệt có trong bài học để làm sáng tỏ băn khoăn của mình. |
|
|
|
|
|
17 |
Trong giờ thực hành môn Sinh em thực hiện các hoạt động thí nghiệm một cách hứng thú, được lặp đi lặp lại nhiều lần để đạt được mức độ chính xác. |
|
|
|
|
|
18 |
Sau mỗi bài giảng của thầy (Cô) . Em thường xác định được nội dung chính của bài và vị trí của bài học trong một chương. |
|
|
|
|
|
19 |
Em thường dành thời gian để suy ngẫm về những nội dung học tập hoặc những hoạt động học tập mà mình còn chưa hiểu để dự kiến thời gian học tập |
|
|
|
|
|
20 |
Khi tranh luận 1 nội dung nào đó với các bạn, em luôn luôn đưa ra căn cứ, lý luận hợp lý để bảo vệ quan điểm |
|
|
|
|
|
21 |
Em nghĩ rằng học môn Sinh là quan trọng vì em sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng học được trong cuộc sống hàng ngày |
|
|
|
|
|
22 |
Em biết lập kế hoạch (thời gian biểu, địa điểm thực hiện, nội dung học tập cần đạt) trước khi triển khai các hoạt động. |
|
|
|
|
|
23 |
Trong quá trình học tập em biết phân công (hoặc nhận) các hoạt động học tập cho các bạn (cho mình) theo sở trường và thế mạnh của các bạn (hoặc bản thân) để cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ học tập. |
|
|
|
|
|
24 |
Em thường triển khai lần lượt các nhiệm vụ đã đề ra đúng theo kế hoạch dự kiến của mình mà không vi phạm thời gian gian biểu, nội qui do trường lớp qui định. |
|
|
|
|
|
25 |
Em thường giải quyết một vấn đề trong học tập sau khi đã hiểu được mục tiêu và có sự trao đổi với thầy/cô, bạn bè. |
|
|
|
|
|
Phần B
Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào số của câu trả lời phù hợp với quan điểm của em.
STT |
Nội dung |
Trả lời |
26 |
Em hãy tự xác định được mục tiêu học tập phù hợp với nhu cầu bản thân. |
1. Học để thi đại học 2. Học để biết 3. Học để thỏa mãn trí tò mò 4. Không có mục tiêu 5. Khác (đề nghị ghi rõ) .........................
|
27 |
Em hãy tự đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động học tập trong môn sinh học của mình (Tốt, khá, trung bình, yếu, kém) .
|
1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu 5. Kém
|
28 |
Trong quá trình học tập em đã sử dụng thành thạo phần mềm tiện ích nào (Em có thể lựa chọn nhiều đáp án) |
1. Word 2. Excel 3. Powerpoint 4. Paint 5. Movier maker 6. Photostory 7. Khác (đề nghị ghi rõ) ……….. |
29. Em hãy liệt kê các hoạt động tìm kiếm thông tin học tập mà em hay sử dụng nhất. Hoạt động ưu tiên nhất điền số 1, hoạt động kém ưu tiên nhất điền số 5.
STT |
Hoạt động tìm kiếm thông tin |
|
Đọc sách giáo khoa |
|
Đọc sách tham khảo |
|
Truy cập mạng internet |
|
Trao đổi với Thầy/ Cô. |
|
Trao đổi với bạn bè |
30. Em hãy đưa ra 1 ví dụ về 1 tình huống em đã áp dụng kiến thức Sinh học đã học để giải quyết 1 vấn đề có thực trong cuộc sống (đưa ví dụ càng cụ thể càng tốt)
- Phân bố nội dung trong phiếu hỏi (Phụ lục 2)
Biểu hiện của NLTH |
Số thứ tự câu hỏi |
Lập kế hoạch |
22,23,24 |
Sáng tạo |
1,2,3,5 |
Tự điều chỉnh |
6,7,8,13,14 |
Kĩ năng giao tiếp xã hội |
9,10,11,12,15 |
Kĩ năng giải quyết vấn đề |
4,16,20,25,30 |
Kĩ năng thực hành |
17, 28,29 |
Đánh giá |
18,19,21,26,27 |
Kết luận chương 2
Dựa trên việc nghiên cứu, phân tích nội dung và ứng dụng những kết quả nghiên cứu về NLTH và DHTDA, chúng tôi đã thiết lập được qui trình xây dựng dự án học tập gồm 6 bước; Bước 1: xác định chủ đề; Bước 2: Lập bản đồ khái niệm; Bước 3: Dự kiến nguồn tài liệu; Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi; Bước 5: Dự kiến kế hoạch; Bước 6: Dự kiến đánh giá. Qui trình tổ chức dạy học dự án gồm có 5 bước với HS (Xây dựng nhóm học tập; Xây dựng kế hoạch học tập; Thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin; Báo cáo, đóng gói sản phẩm; Đánh giá) và 4 bước đối với GV (Tổ chức, giới thiệu; Giao nhiệm vụ; Giám sát, hỗ trợ, định hướng; Đánh giá)
Căn cứ vào những biểu hiện của NLTH và các bộ câu hỏi đã được sử dụng để khảo sát NLTH, chúng tôi thiết lập được bộ công cụ để xác định mối tương quan giữa DHTDA và NLTH gồm: Câu hỏi bài tập; Hồ sơ dạy học; Phiếu hỏi.
Bài viết liên quan
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG HỌC TẬP ( nghề cốm tại làng Vòng) - (03/10/2017)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN (BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG) - (03/10/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN ( phần 2) - (28/09/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ POSTER - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG DỰ ÁN HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT - (27/09/2017)
- HỢP ĐỒNG HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM - (27/09/2017)