Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
- Hotline tại Hà Nội
093.4619.456
- Hotline tại TP.HCM
090.188.4848
- Hotline tại Quảng Ninh
0988980308
Thống kê so sánh hiệu quả dạy học trong mỗi nhóm nghiên cứu
Kết quả thống kê cho thấy, có sự thay đổi những biểu hiện của NLTH trong mỗi nhóm nghiên cứu. Cụ thể là:
· NĐC: LV3 giảm từ mức 4 xuống mức 3, LV6 tăng từ mức 3 lên mức 4, LV7 giảm từ mức 4 xuống mức 3.
· NTN: LV1 tăng từ mức 3 lên mức 5, LV2 tăng từ mức 3 lên mức 4, LV6 tăng từ mức 4 đến mức 5.
Kết quả thống kê qua hai lần khảo sát là biến số độc lập, rời rạc nên chúng tôi tiếp tục sử dụng kiểm định T- Test, P-value theo cặp (trước sau của từng LV trong mỗi nhóm nghiên cứu) để kiểm định sự chênh lệch về các mức độ đạt được trong mỗi nhóm nghiên cứu là ngẫu nhiên hay do can thiệp của phương pháp dạy học. Kết quả thống kê hiển thị ở bảng 3.10 và bảng 3.11
Bảng 3.10. Thống kê so sánh hiệu quả dạy học ở nhóm đối chứng
|
Nhóm đối chứng |
|
|
|||||
Trước thực nghiệm |
Sau thực ngiệm |
Thống kê |
||||||
|
SL |
Mean |
SD |
SL |
Mean |
SD |
T-test |
P-Value |
LV3 |
312 |
17.56 |
3.23 |
318 |
14.98 |
4.2 |
8.62 |
0.0001 |
LV6 |
312 |
2.98 |
1.06 |
318 |
3.8 |
1.18 |
9.17 |
0.0001 |
LV7 |
312 |
11.03 |
2.52 |
318 |
8.9 |
2.68 |
10.27 |
0.0001 |
Bảng 3.11. Thống kê so sánh hiệu quả dạy học ở nhóm thực nghiệm
|
Nhóm thực nghiệm |
|
|
|||||
Trước thực nghiệm |
Sau thực ngiệm |
Thống kê |
||||||
|
SL |
Mean |
SD |
SL |
Mean |
SD |
T-test |
P-Value |
LV1 |
323 |
8.99 |
3.73 |
325 |
14.5 |
3.29 |
19.94 |
0.0001 |
LV2 |
323 |
10.64 |
3.86 |
325 |
14.05 |
3.29 |
12.1 |
0.0001 |
LV6 |
323 |
3.01 |
1.11 |
325 |
4.03 |
0.81 |
13.36 |
0.0001 |
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích sự biến đổi của những biểu hiện NLTH trong NTN, theo như kết quả thống kê bảng 3.8, bảng 3.11, biểu đồ 3.3 thì sau một quá trình học tập theo phương pháp dự án thì biểu hiện LV3 (khả năng điều chỉnh trong học tập) , LV4 (kĩ năng giao tiếp xã hội) , LV5 (kĩ năng giải quyết vấn đề) , LV7 (khả năng đánh giá) theo đánh giá của HS không thay đổi còn những biểu hiện khác là: Lập kế hoạch, sáng tạo, kĩ năng thực hành là thay đổi tích cực. Sự thay đổi các biểu hiện của NLTH được giải thích như sau:
ØLập kế hoạch (LV1)
Đặc điểm lập kế hoạch được giới hạn trong phạm vi HS dự kiến được thời gian hoàn thành một hoạt động, biết lập thời gian biểu chi tiết, biết phân chia công việc trong nhóm, đưa ra dự kiến địa điểm thực hiện khả thi, ấn định nội dung học tập cần đạt.
Trong NTN, ĐTB tăng 5,51 điểm và có sự chuyển đổi mức hoạt động từ “rất ít khi thực hiện- mức 3” đến hoạt động này diễn ra “ thường xuyên – mức 5” và có P = 0.0001. Như vậy DHTDA đã tác động lên khả năng lập kế hoạch của HS chứ không phải do ngẫu nhiên. Điều này có được là do ảnh hưởng đặc thù của một dự án học tập. Khi tổ chức học tập nhiệm vụ đầu tiên là lập kế hoạch căn cứ vào một chủ đề cụ thể. Mặt khác, nội dung học tập được thiết kế theo chủ đề diễn ra trong khoảng thời gian nhất định không phải là một tiết học nên HS có cơ hội thiết lập kế hoạch với nhiều hoạt động học tập, nội dung học tập không cho trước nên HS buộc phải chủ động đề ra nhiệm vụ giải quyết lần lượt vấn đề để khám phá nội dung.
Khi quan sát lớp TN chúng tôi nhận thấy, ban đầu HS rất lúng túng với việc lập kế hoạch nên dự án đầu tiên GV cung cấp khung mẫu kế hoạch thực hiện. HS bàn bạc trong nhóm để lựa chọn nội dung thích hợp để điền vào (mục đích là để định hướng khả năng lập kế hoạch cho HS) nhưng rất ít nhóm HS làm đúng, đầy đủ ngay tại lớp. HS thường nhẫm lẫn nội dung trong phương thức thực hiện. Các thành viên trong nhóm khá là vất vả để chọn từ khóa cho từng nội dung để các thành viên khác cùng hiểu nhóm nhanh nhất là hết 45 phút. Có nhóm phải về nhà làm để hôm sau nộp. Đến khi thực hiện dự án 2: HS chủ động lập khung kế hoạch, thời gian để hoàn thành kế hoạch học tập đã rút ngắn lại các thành viên trong một số nhóm giảm căng thẳng hơn dự án 1. Nội dung trong bản kế hoạch khá đầy đủ và chính xác. Đến dự án 3 thì thời gian để lập kế hoạch được thu ngắn lại và kế hoạch trở nên khả thi hơn. Có lẽ HS đã tự rút kinh nghiệm từ dự án trước nên hoạt động lập kế hoạch trở nên thành thạo.
Như vậy, khả năng lập kế hoạch của HS được thay đổi theo từng dự án. Sau 1 quá trình học theo dự án HS đã biết tự lên kế hoạch phù hợp với năng lực thực hiện của từng thành viên trong nhóm. Ngầm định được khả năng của bản thân. Hình thức tổ chức dạy học dự án đã cho phép HS có cơ hội thử nghiệm và rèn luyện khả năng lập kế hoạch.
ØĐặc điểm sáng tạo (LV2)
Đặc điểm sáng tạo chúng tôi đánh giá dựa vào biểu hiện về khả năng đặt câu hỏi, biết kết nối các tài liệu liên quan để trả lời các câu hỏi của thầy, cô và bạn bè. Nghĩ ra cách sáng tạo để học bài như lập bản đồ tư duy, thiết kế mô hình, đánh dấu những khái niệm quan trọng, tạo ra sản phẩm sáng tạo.
Trong NTN khả năng sáng tạo có điểm trung bình tăng 5.06 điểm, có mức chuyển đổi hoạt động từ “rất ít khi” đến “thỉnh thoảng” và có p = 0.0001. Như vậy khả năng sáng tạo trong NTN bị chi phối bởi phương pháp DHTDA chứ không phải ngẫu nhiên.
Có được điều này là do trong quá trình tổ chức dạy học dự án GV chỉ định hướng các bước hoạt động tìm kiếm nội dung tri thức còn HS tự nghĩ ra cách làm. Nên cơ hội thử nghiệm, tò mò được chủ động diễn ra theo năng lực của bản thân. HS có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau để đạt được một mục tiêu học tập. Sự đa dạng trong hoạt động cũng như sự chủ động của bản thân giúp HS tìm ra được cái mới trong nội dung học tập hoặc mới trong cách làm có thể cái mới này chỉ mới với HS. Khi quan sát hoạt động học tập của HS chúng tôi nhận thấy: Cùng là một mục tiêu tạo được sản phẩm của nuôi cấy vi khuẩn không liên tục. Nhưng HS đã làm nhiều sản phẩm như muối dưa chua, kim chi, sữa chua, thịt chua…và biết được bản chất quá trình lên men lactic là giống nhau. Nên sản phẩm sữa chua được bổ sung thêm một số chất tạo vị, tạo màu mà không ảnh hưởng đến quá trình lên men (sữa chua dâu, sữa chua cà rốt, sữa chua bạc hà…..) . Sản phẩm tạo ra rất đa dạng và đẹp mắt (nhóm 2,3 lớp 10A14 trường THPT Ngô Quyền) và ý tưởng sáng tạo đã nảy sinh ở giai đoạn kiến tạo ra sản phẩm cụ thể. Hoặc tại buổi báo cáo GV chỉ yêu cầu báo cáo lại kết quả thực hiện dự án. Nhưng HS đã đạo diễn bài báo cáo giống như 15 phút giành cho quảng cáo chất lượng sản phẩm tiêu dùng (sữa chua) với đầy đủ nội dung của một dự án học tập - nhóm 2 lớp 10A4 trường THPT Ba Vì.
Ở lớp đối chứng GV chỉ dạy trên lớp và HS tự học lại bài ở nhà, làm thí nghiệm ở phòng thí nghiệm số lượng hoạt động học tập trải nghiệm rất ít nên đôi khi các em dễ thỏa mãn với khả năng sáng tạo của bản thân.
Khi quan sát về khả năng đặt câu hỏi trong một giờ lên lớp của HS để tìm hiểu vấn đề nuôi cấy VSV (Cô Nguyễn Thị Xoa- Trường THPT Ngô Quyền- Ba Vì – Hà Nội) . GV có đặt câu hỏi cho học sinh lớp 10A4 là chuyện gì sẽ xảy nếu tiếp tục bổ sung nguyên liệu vào môi trường nuôi cấy không liên tục. Rất nhiều HS trả lời là nó sẽ biến thành môi trường nuôi cấy liên tục. Trong khi đó nhóm HS ở lớp thực nghiệm (lớp 10A14) không trả lời ngay mà hỏi ngược lại là môi trường đó nuôi vi khuẩn nào, bổ sung vào thời điểm nào, sản phẩm tạo ra dùng để làm gì ? (HS Trần Thị Phương Thủy có giải thích cho việc đặt câu hỏi của mình là khi em làm sữa chua để quá thời gian cho phép thì sữa chua bị hỏng lúc đó
Bài viết liên quan
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG HỌC TẬP ( nghề cốm tại làng Vòng) - (03/10/2017)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN (BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG) - (03/10/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN ( phần 2) - (28/09/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ POSTER - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG DỰ ÁN HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT - (27/09/2017)
- HỢP ĐỒNG HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM - (27/09/2017)