Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
- Hotline tại Hà Nội
093.4619.456
- Hotline tại TP.HCM
090.188.4848
- Hotline tại Quảng Ninh
0988980308
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm các dự án đã được thiết kế trong luận án để điều chỉnh qui trình thiết kế, tổ chức dạy học dự án và kiểm định sự chuyển biến của 7 đặc điểm trong NLTH và kết quả học tập của HS trong SH 10
Dựa trên cơ sở lí luận và nghiên cứu về thực trạng dạy học theo dự án, định hướng nâng cao NLTH chúng tôi đã tiến hành tổ chức DHTDA thuộc nội dung ở phần 3- Sinh học 10 với 3 dự án theo tư tưởng giả thuyết khoa học của đề tài.
Bài trong SGK |
Tiết thực hiện |
Tên dự án |
22,23,24, 25,27 |
5 |
Dự án 1: Sản xuất một số sản phẩm ứng dụng của kĩ thuật lên men (sữa chua, dưa chua, kim chi, nem chua, tương ....... ) |
29,30,31,32 |
4 |
Dự án 2: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương và đưa ra cách phòng ngừa |
22,26,28 |
3 |
Dự án 3: Xác định hệ vi sinh vật khoang miệng để đưa ra khuyến cáo về nguy cơ viêm họng, sâu răng của học sinh. |
Nghiên cứu được thực hiện ở 4 trường THPT ở Hà Nội
Mỗi trường chọn ngẫu nhiên 4 lớp thuộc khối 10 trong đó có 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm được phân bố ngẫu nhiên. Số lượng HS tham gia nghiên cứu, hình thức thực hiện nghiên cứu là can thiệp so sánh trước sau được mô tả theo sơ đồ 3.1 dưới đây:
655 học sinh khối 10 |
323 học sinh – 8 lớp |
332 học sinh – 8 lớp |
323 học sinh – 8 lớp |
332 học sinh- 8 lớp
|
So sánh năng lực tự học |
Đánh giá năng lực tự học Sau can thiệp |
Đánh giá năng lực tự học Trước can thiệp |
So sánh năng lực tự học |
Chia nhóm một cách ngẫu nhiên |
Day học phương pháp truyền thống |
Dạy học PBL |
So sánh năng lực tự học |
Sơ đồ 3.1.Hình thức thực nghiệm
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu và đo lường
Nội dung đo |
Công cụ đo |
Hình thức đo |
Kiểm chứng công cụ |
Kết quả lĩnh hội nội dung tri thức phần VSV |
Các bài kiểm tra trên lớp (2 bài 15 phút, 2 bài 45 phút) . Chấm điểm tổng hợp |
Các bài kiểm tra được thực hiện đúng theo phân phối chương trình của nhà trường ở cả 2 nhóm nghiên cứu |
Kiểm chứng độ giá trị nội dung các câu hỏi bằng phương pháp chuyên gia, xin ý kiến nhận xét của GV giàu kinh nghiệm |
Biểu hiện năng lực tự học |
Phiếu điều tra về năng lực tự học |
Thực hiện điều tra 2 lần. Lần 1 là trước khi tiến hành thực nghiệm. Lần 2 là sau khi tiến hành thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khảo sát cùng thời điểm. |
Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên các lí thuyết về tự học, tham khảo bộ câu hỏi đo năng lực tự học của một số nước, xin ý kiến chuyên gia, thử nghiệm bộ câu hỏi. |
Phiếu đánh giá của GV về hoạt động tự học. |
Quan sát, ghi chép. |
Xin ý kiến chuyên gia. |
3.5. Thời gian và địa điểm thực nghiệm.
a. Thời gian
Từ tháng 2/ 2013- 5/ 2013 và từ tháng 2/2014- 5/ 2014
b. Địa điểm
- Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội
- Trường THPT Ngô Quyền, Ba vì, Hà Nội
- Trường THPT Ba Vì, Ba Vì, Hà Nội
- Trường THPT Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Nội
Trường THPT |
Lớp không dạy theo dự án |
Lớp dạy theo dự án |
Ngô Quyền |
10A3, 10A5 |
10A15, 10A4 |
Nguyễn Tất Thành |
10A4, 10 D1 |
10D3, 10D4 |
Ba Vì |
10A12, 10A13 |
10A11, 10A14 |
Tùng Thiện |
10A5, 10A3 |
10A6, 10A1 |
Bước 1: Liên hệ với cơ sở thực nghiệm.
Chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với giáo viên dạy môn sinh khối 10 của 4 trường tham gia thực nghiệm sư phạm để đặt vấn đề, nêu mục đích, trao đổi hình thức và biện pháp giảng dạy và lên kế hoạch thử nghiệm sau khi được Hội đồng khoa học góp ý đề cương chi tiết của luận án.
Bước 2: Lên kế hoạch và chuẩn bị thực nghiệm
+ Lên kế hoạch và thông báo cho các khách thể thực nghiệm
+ Chuẩn bị nội dung về hình thức tổ chức dạy học dự án để tập huấn với GV thực dạy ở các trường sở tại.
+ Chuẩn bị tài liệu (in tài liệu phát tay) về dự án học tập và kế hoạch triển khai tới GV.
Bước 3: Triển khai thực hiện giảng dạy.
Các dự án học tập được chúng tôi thiết kế sau đó chuyển giao cho các GV trường sở tại trực tiếp giảng dạy liên tiếp trong khoảng thời gian là 2,5 tháng của học kì II, mỗi GV được mời tham gia nghiên cứu trực tiếp giảng dạy cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong một trường và họ chủ động quan sát, ghi chép những biểu hiện của HS.
Bộ câu hỏi để xác định những biểu hiện NLTH của HS được khảo sát làm 2 đợt. Đơt 1: 22.2- 28.2. 2014 trước khi tiến hành dạy học dự án. Đợt 2 vào ngày 12.5- 17.5. 2014 sau khi kết thúc các dự án học tập.
Bài kiểm tra được GV cho khảo sát sau khi kết thúc một dự án đối với lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng GV cho kiểm tra sau khi kết thúc các bài học tương ứng.
Bước 4: Đánh giá và kết thúc
Kết quả đánh giá NLTH dựa vào bộ câu hỏi khảo sát HS, sự ghi chép quan sát của GV và kết quả học tập (dựa vào các bài kiểm tra định kì) cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Số liệu thu thập thông qua bộ câu hỏi được nhập và xử lí trong phần mềm SPSS 17.0, Microsoft Excel, kiểm định lại trên phần mềm Statistics Calculator. Sự phiên giải số liệu căn cứ vào kết quả phân tích thống kê từng biến (câu hỏi) . Cụ thể là: Phân tích những biểu hiện của NLTH thông qua bộ câu hỏi gồm 30 câu. Trong đó có 25 câu phân tích định lượng bằng cách nhập sự lựa chọn của từng học sinh vào phần mềm SPSS 17.0 và chạy lệnh mean cho từng câu. Kết quả từng câu được qui ra điểm trung bình cho quần thể nghiên cứu (nhưng trước đó có sự gán điểm cho mỗi câu, HS chọn phương án (1) thì tương ứng với 1 điểm, ... chọn (5) ứng với 5 điểm) . Sau đó gộp các câu theo 7 nhóm (7 đặc điểm của NLTH) tương ứng rồi tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định T- test, mức ý nghĩa thống kê (P) cho mỗi nhóm. Đặt lệnh tương tự cho tổng 7 nhóm để qui ra điểm của NLTH chung cho nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm.
Cụ thể là:
Biểu hiện của NLTH |
Số thứ tự câu hỏi |
Khoảng điểm |
Lập kế hoạch |
22,23,24 |
1-15 |
Sáng tạo |
1,2,3,5 |
1- 20 |
Tự điều chỉnh |
6,7,8,13,14 |
1- 25 |
Kĩ năng giao tiếp xã hội |
9,10,11,12,15 |
1- 25 |
Kĩ năng giải quyết vấn đề |
4,16,20,25 |
1- 20 |
Kĩ năng thực hành |
17 |
1- 5 |
Đánh giá |
18,19,21 |
1- 15 |
Sau khi tính điểm thì kiểm định sự sai khác giữa điểm trung bình (ĐTB) trước thực nghiệm (TTN) và sau thực nghiệm (STN) ở nhóm đối chứng (NĐC) , TTN và STN ở nhóm thực nghiệm (NTN) để rút ra kết luận.
Có 4 câu (26, 27,28,29) không tính điểm mà xác định phần trăm lựa chọn. Câu 30 trả lời theo quan điểm cá nhân.
Để đánh giá nội dung học tập mà học sinh lĩnh hội được chúng tôi thu thập số liệu qua phần mềm quản lí của nhà trường thực chất là kết quả học tập học kì I, các bài kiểm tra của học kì II môn sinh sau đó xử lí thống kê trên phần mềm Excel. So sánh giá trị trung bình (trước, sau thực nghiệm ở NTN và NĐC) . Tính độ lệch chuẩn rồi sử dụng kiểm định T- test, kiểm định độ tin cậy P (P- value) với các dữ liệu để làm cơ sở định lượng cho quá trình phiên giải.
Chúng tôi chủ động dự giờ tất cả các bước tổ chức dạy học của giáo viên, trao đổi ý kiến với giáo viên, học sinh kết hợp với quan sát và ghi nhật kí để lưu giữ các tư liệu đó làm cơ sở cho quá trình đánh giá, phiên giải số liệu sau này.
Các giá trị có ý nghĩa thống kê được phân tích và kiểm chứng qua quan sát, ghi chép. Một số trường hợp cụ thể thì thông qua phỏng vấn sâu để phiên giải định tính. Đây là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu một cách khách quan và mang tính khoa học.
Bài viết liên quan
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG HỌC TẬP ( nghề cốm tại làng Vòng) - (03/10/2017)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN (BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG) - (03/10/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN ( phần 2) - (28/09/2017)
- PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎA BẢN THÂN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ POSTER - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN - (28/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG DỰ ÁN HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT - (27/09/2017)
- HỢP ĐỒNG HỌC TẬP - (27/09/2017)
- PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM - (27/09/2017)